Bước 9: Sau khi thu gom sạch thủy ngân từ 1-2 tiếng; bạn có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà. Rửa sạch vùng bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch.
Bước 10: Do thủy ngân khi tiếp xúc với nhiệt độ trong phòng thường lan tỏa và gây ô nhiễm không khí nên cần thông gió cho căn phòng. Để phòng thông thoáng trong ít nhất 24-48 giờ trước khi vào ở lại.
3. Các nguyên tắc cần nhớ khi xử lý vỡ cặp nhiệt độ
Khi xử lý tình trạng vỡ cặp nhiệt độ; bạn cần lưu ý:
- Không bỏ thủy ngân vào cống nước, sẽ làm nhiễm độc nguồn nước và tắc đường cống.
- Tuyệt đối không cho các túi rác này vào thùng rác của gia đình vì thủy ngân được xem là chất thải độc hại.
- Không dùng chổi quét vì sẽ làm thủy ngân phân tách thành các hạt nhỏ hơn; gây khó khăn cho việc thu dọn.
- Không dùng máy hút bụi vì sẽ làm hạt thủy ngân vỡ thành nhiều hạt nhỏ và bốc hơi do không khí nóng trong máy rồi phát tán.
- Nếu thấy nhức đầu, buồn nôn, đau họng, sốt thì có thể bạn đã ngộ độc thủy ngân; hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế ngay đừng chần chừ.
- Khi dọn dẹp xong thì cởi bỏ quần áo, giày dép, găng tay, khẩu trang cho vào một bịch nilon, buộc chặt để bỏ rác. Tất cả các bịch rác thải, túi zip, hộp chứa rác… đều ghi chú rõ đây là rác thải có chứa thủy ngân; rồi để ngoài bô rác để giúp nhân viên vệ sinh phân loại trước khi xử lý.
- Sau khi xử lý xong hiện trường vỡ nhiệt kế thủy ngân; bạn cần uống thật nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi để thanh lọc cơ thể, đào thải chất độc thủy ngân qua đường thận.
Dấu hiệu bị ngộ độc thủy ngân bạn cần chú ý!
Những tác động tức thì của việc hít phải hơi thủy ngân có nồng độ cao bao gồm ho, đau họng, khó thở, đau ngực, nôn mửa và đau đầu.
Nếu bạn hít phải hơi của thủy ngân ở nồng độ thấp sẽ không gây ra tác dụng ngay tức thì; nhưng nếu tiếp xúc với hơi lâu dài lặp đi lặp lại có thể gây ra các vấn đề như:
- Run rẩy.
- Đi lại khó khăn.
- Suy nhược, nhức đầu.
- Chán ăn, viêm nướu, đỏ da.
- Huyết áp cao, mạch nhanh, tổn thương thận và thay đổi tính cách.
>> Cha mẹ xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Tầm quan trọng và cách dạy con
4. Cách ngăn ngừa vỡ cặp nhiệt độ
Sau khi biết cách xử lý khi vỡ cặp nhiệt độ; bạn lưu ý một số điều để phòng tránh xảy ra trường hợp tương tự:
- Nhiệt kế sau khi dùng xong phải cất ở nơi xa tầm tay trẻ.
- Nên dùng nhiệt kế điện tử để tránh xảy ra việc vỡ nhiệt kế thủy ngân.
- Không cho trẻ ngậm nhiệt kế để đo nhiệt độ nhằm ngăn ngừa trường hợp nhiệt kế vỡ gây nguy hiểm cho trẻ.
>> Cha mẹ xem thêm: Cách dạy trẻ học nói sớm đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ!
Tóm lại, khi vỡ nhiệt kế thủy ngân, cần xử lý theo đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho tất cả các thành viên trong gia đình.