“Có một số người khi không có được thứ gì đó liền tỏ thái độ khinh bỉ. Thực tế là do khả năng của mình có giới hạn không thể có được nên đành lấy cớ, tự biện minh.”
Câu chuyện cụ thể như sau:
Một ngày nọ, có một con Cáo tìm thấy một chùm nho chín mọng dọc theo cành cây. Những quả nho chín đến độ sắp vỡ ra vì nhiều nước. Miệng Cáo chảy nước miếng, mắt nhìn chằm chằm vào chùm nho một cách thèm thuồng.
Cáo quyết định nhảy lên hái cho bằng được. Lần thứ nhất, nó nhảy lên và cách chùm nho một quãng khá xa. Vì vậy, nó quyết định lùi lại mấy bước, lấy đà và nhảy lên lần nữa. Vì giàn nho quá cao nên nó trượt chân té một cú rất đau. Cáo nhất định không bỏ cuộc. Nó quyết định nhảy lên một lần nữa, một lần nữa nhưng vô ích.
Nó ngồi xuống rồi nhìn chùm nho một cách khinh bỉ: “Ngốc thật. Việc gì mình phải cố gắng vì một chùm nho chua như vậy. Liệu có đáng không?
Và rồi, nó bước đi một cách rầu rĩ.
2. Bác nông dân và con cò
Câu chuyện tiếp theo kể về bác nông dân và con cò:
Một con cò rất đỗi thật thà và cả tin đã được một nhóm hạc rủ đi chén một bữa tại cánh đồng mới xuống giống. Nhưng bữa tiệc kết thúc một cách thảm hại khi tất cả những con chim đều bị vướng vào lưới của bác nông dân.
Cò van xin bác nông dân tha cho nó: “Hãy tha cho tôi”, nó cầu xin. “Tôi thuộc dòng họ nhà cò và con người biết chúng tôi là loài chim chân thành và có đức tính tốt. Hơn nữa, tôi không biết những con hạc rủ tôi đi trộm đồ của ông.”
“Mày có thể là một con chim tốt”. – Bác nông dân trả lời, “nhưng tao đã bắt được mày cùng với lũ hạc định trộm hạt giống của tao. Mày với chúng sẽ phải chịu chung hình phạt.”
Thông qua truyện ngụ ngôn cho thai nhi này, bài học rút ra là: “Bạn sẽ bị đánh giá thông qua những người bạn của bạn.”