Trẻ bao nhiêu tháng biết nói là vấn đề mà Chilux cho rằng, rất nhiều bố mẹ đang thắc mắc? Bởi việc nắm rõ việc này sẽ giúp các bậc phụ huynh nhận ra con mình có chậm nói hay không?
Dường như ai cũng biết, nói là một cách để trẻ tương tác với người lớn cũng như môi trường xung quanh. Khi bố mẹ dạy con tập nói thường có băn khoăn không biết trẻ bao nhiêu tháng biết nói để thuận tiện theo dõi và chắc chắn rằng con mình phát triển hoàn toàn bình thường? Đừng lo, vấn đề ấy sẽ được giải đáp chi tiết, tường tận trong bài viết dưới đây, các bạn đừng bỏ qua nhé!
1. Trẻ bao nhiêu tháng biết nói?
Đa số các em bé đều được làm quen với âm thanh ngay từ khi mới ra đời, thậm chí có nhiều bé còn đã được nghe thấy âm thanh từ trong bụng mẹ. Sau đó, đến với thế giới này, bé con cứ từng ngày lớn dần lên. Vậy trẻ bao nhiêu tháng biết nói? Thực ra, đến khoảng 3 – 4 tháng tuổi, hầu hết các trẻ sẽ bắt đầu tập nói. Quá trình tập nói của bé sẽ diễn ra trong khoảng 3 – 4 năm đầu đời và luôn luôn thay đổi liên tục để chứng minh cho khả năng tiếp thu, học hỏi mạnh mẽ, nhanh chóng.
1.1. Giai đoạn 0 – 1 tuổi
Giai đoạn trẻ từ 0 – 1 tuổi sẽ bao gồm những cột mốc nổi bật như sau:
- Từ 0 – 3 tháng tuổi: Đây là khoảng thời gian bé sẽ thường được nghe những âm thanh ru ngủ cũng như dỗ dành yêu thương từ mẹ. Khi đó, trẻ mới chỉ bắt đầu phát ra những âm thanh đầu đời, chủ yếu là những từ nguyên âm đơn.
- Từ 2 – 3 tháng tuổi: Sẽ thường bắt gặp tiếng khóc của bé – cũng chính là ngôn ngữ đầu đời. Tiếng khóc sẽ thể hiện nhiều điều trong những tình huống khác nhau. Vì thế, khi đã quen thuộc thì người mẹ sẽ tự khắc phân biệt được đâu là tiếng khóc khi bé đói, tiếng khóc khi bé mệt mỏi.
- Từ 3 – 4 tháng tuổi: Trẻ sẽ bắt đầu phát ra những âm thanh phức tạp hơn. Đồng thời, cũng bắt đầu bập bẹ những âm thanh đặc biệt như “muh – muh” hoặc “bah – bah”.
- Từ 5 – 6 tháng tuổi: Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu luyện tập thêm các ngữ điệu, tăng giảm âm lượng và cường độ để đáp lại lời nói, nét mặt của người lớn. Lưu ý là, từ 6 tháng tuổi nếu bé con không phát ra được âm thanh thì tốt nhất nên đưa trẻ đi khám.
- Từ 7 – 12 tháng tuổi: Trẻ sẽ biết bắt chước người lớn để phát ra nhiều âm thanh phong phú, đa dạng hơn.
1.2. Giai đoạn 1 – 2 tuổi
Trẻ bao nhiêu tháng biết nói? Trong giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi là thời điểm vàng để trẻ phát triển ngôn ngữ. Cụ thể:
- Từ 12 – 15 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, hầu như bé đã phát ra được khá nhiều âm và nói sõi được ít nhất 1 – 2 từ, ngoài từ “bà” hoặc “mẹ”. Trẻ cũng có thể tuân theo những câu lệnh đơn lẻ từ người khác nói, ví dụ như “đưa đồ chơi cho mẹ”.
- Từ 18 – 24 tháng tuổi: Đây là thời điểm bé đã có thể bập bẹ nói chuyện được. Khi 18 tháng tuổi, bé sẽ nói được khoảng 10 từ. Rồi khi 24 tháng sẽ nói được khoảng 50 từ. Thậm chí, 2 tuổi, nhiều bé con có thể học kết nối được 2 từ như “mẹ bế”, “ăn cơm”… Đồng thời, còn thực hiện được các lệnh hay chỉ dẫn 2 bước, giả sử như “nhặt đồ chơi lên và mang đến cho mẹ”.
1.3. Giai đoạn 2 – 3 tuổi
Trong tất cả các giai đoạn, từ 2 – 3 tuổi có lẽ chính là câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề “trẻ bao nhiêu tháng biết nói”? Sở dĩ nói như vậy là ở giai đoạn này, thông thường, các ông bố bà mẹ sẽ có cơ hội chứng kiến sự thay đổi và bùng nổ mạnh mẽ nhất trong ngôn ngữ của bé. Vốn từ của con sẽ tăng nhanh đến mức không có thể đếm được. Cùng với đó, trẻ sẽ biết kết hợp 2 – 3 từ trở lên trong cùng một câu.
Nhất là khi bước sang tuổi thứ 3, khả năng hiểu và nói cũng sẽ tăng nhanh chóng. Trẻ cũng sẽ phân biệt được màu sắc xanh đỏ tím vàng hay khái niệm to – nhỏ…
1.4. Giai đoạn 3 – 5 tuổi
Mấy tháng trẻ biết nói? Theo dân gian thì đúng là trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu biết nói. Còn giai đoạn từ 3 – 5 tuổi sẽ là thời điểm để bé phát triển mạnh thêm về vốn từ của mình. Các cuộc trò chuyện với bé sẽ trở nên dài hơn, trừu tượng và phức tạp hơn. Cụ thể, khi lên 5, trẻ sẽ có vốn từ vựng khoảng 2.500 từ và nói nhiều câu hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp. Đồng thời, khi ấy, bé cũng sẽ hỏi rất nhiều câu “ai, cái gì, con gì, tại sao…”.
2. Tiến trình học nói của trẻ
Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi là một phần quan trọng giúp bố mẹ hiểu tâm lý của trẻ. Để có thể trả lời cụ thể, chi tiết nhất cho vấn đề trẻ bao nhiêu tháng biết nói thì các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu kỹ về tiến trình học nói của bé. Thông thường, tiến trình này sẽ trải qua 3 giai đoạn như sau:
2.1. Giai đoạn sơ sinh
Đối với bé sơ sinh sẽ thường bắt đầu biết nói bằng cách tập nói những từ đơn và khoảng thời gian xây dựng vốn từ vựng đầu đời này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Bên cạnh đó, vì đây cũng là bước đầu tiên, em bé tập nói chuyện nên sẽ không được tròn vành rõ chữ. Ví dụ “meo” nghĩa là con mèo, “ba – ba” nghĩa là bố… Cho nên mẹ cũng đừng vội vàng chú trọng vào việc sửa lỗi cho bé.
Cách dạy con tập nói ở thời điểm này là mẹ chỉ cần nói lại chính xác những gì bé con đang nói để làm mẫu chuẩn cho trẻ tự điều chỉnh. Đặc biệt, từ 18 tháng – 24 tháng tuổi, đa số các bé đều trở nên nhạy cảm hơn về ngôn ngữ và khi ấy vốn từ của trẻ cũng dần dần được mở rộng nhiều hơn.
2.2. Giai đoạn 2 tuổi
Như đã nói, 2 tuổi chính là khoảng thời gian chính xác để biết trẻ bao nhiêu tháng biết nói. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu “nói” bằng cách xâu chuỗi các từ ngữ lại với nhau thành câu ngắn đơn giản. Theo nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), hầu hết bé 2 tuổi đã có thể chỉ vào hình ảnh trong sách hoặc người hay đồ vật thông thường để gọi tên chính xác.
Số lượng vốn từ của trẻ cũng lên tới khoảng 50 – 100 từ. Rồi con bắt đầu biết kết hợp các từ đơn với nhau tạo thành cụm từ như “chơi bóng”. Thậm chí, một số trẻ đã có thể nói câu có 3 từ hay một đoạn ngắn. Cho trẻ tiếp xúc với người xung quanh là cách để con nhanh biết nói và phản xạ ngôn ngữ tốt hơn.
2.3. Giai đoạn 3 tuổi
Trong cẩm nang làm mẹ, giai đoạn 3 tuổi là cột mốc bé sẽ phát triển hơn trong việc học nói. Trẻ sẽ bắt đầu hiểu và nói được nhiều khái niệm trừu tượng hơn như xác định được vị trí để đồ vật trong nhà, các từ ngữ chỉ địa điểm: nhà, siêu thị, bộc lộ rõ ràng cảm xúc vui, buồn, lo lắng, sợ hãi…
3. Khi nào trẻ chậm nói?
Thực ra, bé bao nhiêu tháng biết nói sẽ dựa vào cột mốc phát triển khác nhau của mỗi đứa trẻ. Vì thế, các ông bố bà mẹ không nên lo lắng khi con chưa đạt được cột mốc hoặc không nên ép bé nói sớm khi con chưa sẵn sàng. Bởi biết được khi nào bé con biết nói chỉ là khoảng thời gian ước chừng để hỗ trợ con phát triển tốt nhất mà thôi.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu chậm nói như dưới đây thì nên đi kiểm tra:
- Trẻ 7 tháng tuổi mà không có phản ứng gì với âm thanh.
- Trẻ 12 tháng tuổi, không nói được bất kỳ từ ngữ nào, cũng không hề có phản ứng gì khi được gọi tên.
- Trẻ 16 tháng tuổi không nói được, đồng thời không biết chỉ vào đồ vật khi được hỏi.
- Trẻ 18 tháng tuổi không bắt chước được lời nói nào, cũng không nói được các từ ngữ đơn giản như ba, mama, bà…
- Trẻ 24 tháng tuổi mà vốn từ chỉ đạt khoảng 15 từ, không nói được câu 2 từ, không hiểu các yêu cầu đơn giản hay các câu chỉ dẫn như uống nước, lấy đồ chơi…
- Trẻ 2 – 3 tuổi không trả lời câu hỏi mà chỉ thường xuyên lặp lại câu hỏi
Trong những trường hợp như trên thì bố mẹ nên tham khảo mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói. Tuy nhiên cách tốt nhất bố mẹ nên làm là đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
4. Nguyên nhân trẻ chậm nói
Khi đã biết được chính xác vấn đề trẻ bao nhiêu tháng biết nói thì khá nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy hoang mang vì không biết nguyên nhân bé nhà mình chậm nói là gì? Một số lí do phổ biến như sau:
- Trẻ gặp vấn đề về thính giác nên khó khăn trong việc nói, hiểu cũng như bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
- Bé có thể có vấn đề ở vùng não phụ trách ngôn ngữ, khiến cho một số bộ phận như môi, lưỡi và hàm không thể phối hợp để tạo ra âm thanh.
- Trẻ bị viêm tai giữa, nhất là viêm mãn tính – sẽ ảnh hưởng đến thính giác. Mặc dù như vậy nhưng chỉ cần một bên tai của trẻ nghe được bình thường thì các kỹ năng ngôn ngữ của bé sẽ phát triển bình thường.
- Bé bị thắng lưỡi ngắn hoặc có vấn đề ở vòm miệng hoặc lưỡi – sẽ làm cản trở chuyển động của lưỡi. Đây là lý do thường hay gặp nhất.
Bố mẹ có thể tham khảo mẹo chữa trẻ chậm nói để giúp trẻ phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ của mình.
Chắc hẳn, đến đây, các bậc phụ huynh đã biết trẻ bao nhiêu tháng biết nói? Hy vọng với những thông tin mà Chilux chia sẻ chi tiết như trên thì mọi người sẽ có thêm thật nhiều kiến thức thú vị và hữu ích để chăm sóc, nuôi dạy bé con nhà mình tốt hơn.