3. Thật tốt khi sai
Từ việc làm bài sai, trẻ sẽ suy nghĩ về lý do tại sao điều này lại xảy ra và quen dần với các phương pháp tính toán. Bé cũng sẽ tin tưởng vào bản thân và tự giải quyết các nhiệm vụ khác trong lần tới. Cha mẹ sẽ không còn thấy con bị áp lực với việc làm tập về nhà nữa.
Không chỉ thế, khi phải tự giải quyết vấn đề, trẻ sẽ học được cách tư duy logic, biết đi tìm câu trả lời cho sự việc và chứng minh về khả năng của mình.
III. Đừng bảo vệ con quá mức làm trẻ mất đi cơ hội trưởng thành
1. Bảo vệ quá mức là gì?
Bảo vệ quá mức có nghĩa là cha mẹ can thiệp ngay lập tức vào các vấn đề trẻ vừa gặp phải. Bạn muốn giúp con thoát khỏi khó khăn nhanh chóng.
Song cách này sẽ làm trẻ quen thói “há miệng chờ sung”, “cứ gặp khó khăn là thế nào cũng có người tới giúp. Mình chẳng cần phải làm gì cho mệt cả”.
Nhưng có một sự thật là nếu cha mẹ đưa ra sự giúp đỡ nhanh chóng cho con cái với thông điệp về tình yêu: “Cha mẹ sẽ làm bất cứ điều gì cho con” thì mặc nhiên đứa trẻ sẽ hiểu rằng: “Cha mẹ làm điều đó bởi vì con sẽ không thể tự làm được”. Như vậy, chắc chắn bạn đã gieo vào đầu trẻ suy nghĩ: “Tôi không thể làm được” và có thể chúng sẽ mang theo điều đó suốt cả cuộc đời.
2. Hậu quả của việc bảo vệ quá mức
Với sự bảo vệ quá mức, con cái sẽ mất đi cơ hội trưởng thành bởi vì trẻ không có được sự trải nghiệm và cố gắng. Con cái sẽ sống và suy nghĩ phụ thuộc vào cha mẹ và rất nhiều hệ luỵ khác bao gồm:
+ Thường xuyên nhờ vả người khác
+ Dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn
+ Hay bất mãn
+ Sống phụ thuộc
+ Cảm xúc không ổn định
+ Có lòng tự trọng thấp
+ Dễ bị người khác tác động
+ Thiếu ý chí
+ Dễ gặp thất bại
Giúp trẻ khám phá, phạm sai lầm, thử nghiệm và chịu đựng sự không hài lòng của chúng là bài học khó với bất kỳ cha mẹ nào. Song nếu bạn không cố gắng, con cái sẽ chẳng bao giờ có tính tự lập và học được cách tự giải quyết vấn đề khi trưởng thành.
Người Trung Quốc có câu: “Nếu bạn cho một người con cá, họ có thể ăn cá một ngày. Nếu bạn dạy một người bắt cá, họ có thể ăn cá suốt đời”.
Hanako