Khuyến khích trẻ tự phát hiện và giải quyết vấn đề
Ở phương pháp này, phụ huynh có thể giúp trẻ tự phát hiện vấn đề của bài học. Cha mẹ giúp trẻ sử dụng kinh nghiệm của bản thân để tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết, đã từng gặp trong đời sống, từng được thầy cô dạy trên lớp,… Từ đó, trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề của bài học.
Ví dụ trong bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số như sau: Chị có 12 cây kẹo, chị cho em 1 phần 3 số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cây kẹo?
Qua bài toán trên phụ huynh có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ, hình vẽ để trẻ tự phát hiện ra vấn đề bài toán cần giải quyết qua biểu tượng về một phần ba đã được học. Giải quyết bài toán bằng cách tìm 1 phần 3 của 12 cái kẹo một cách nhanh nhất.
Giúp trẻ tập khái quát cách giải quyết bài toán
Ở phương pháp này chính trẻ sẽ phải tự nhận ra kiến thức để tìm cách giải quyết bài toán và rút ra kiến thức cơ bản. Nên cho trẻ tự đọc đề bài và nhận ra dạng bài đã học có mối quan hệ nội dung cụ thể để biết cách làm bài tập ứng dụng trong sách giáo khoa toán lớp 3.
Nếu trẻ có sự tư duy chậm bạn cần gợi mở cách làm để trẻ nhớ lại kiến thức, không nên nói thay hay giải bài cụ thể. Ví dụ khi trẻ trả lời để tìm 1 phần 3 của 12 cây kẹo, ta chia 12 cây kẹo thành 3 phần bằng nhau lấy 12 chia 3 được 4 cây kẹo, mỗi phần bằng nhau chính là 1 phần 3.
Từ đó, bạn có thể dạy trẻ khái quát được cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số bằng cách ta lấy số đó chia cho 3 qua ví dụ. Và có thể tìm được 1 phần 2, 1 phần 4, 1 phần 5,… Cho con giải những bài tập khác tránh được việc trẻ “học vẹt” mà lĩnh hội được kiến thức chắc nhất.