Dù trong trường hợp không có triệu chứng, bạn vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để quan sát. Nếu không có hiện tượng gì, bạn có thể đưa trẻ về nhà sau 4-6 tiếng.
Nếu vết cắn có độc, trẻ sẽ được cho dùng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng. Tùy vào loại rắn mà bé có thể được tiêm huyết thanh kháng độc rắn.
Cách nhận biết đâu là rắn độc
Các chuyên gia động vật khuyên bạn nên chú ý các đặc điểm sau khi nhìn thấy rắn:
♦ Đầu: Rắn độc thường có đầu hình tam giác với phần đầu to hơn cổ và thân, trong khi rắn lành thì có đầu bầu dục thoai thoải.
♦ Màu sắc: Rắn độc thường có màu sáng, ngoại trừ một số loài sặc sỡ như ”rắn vua đỏ” và ”rắn sữa”. Nếu rắn có hoa văn kim cương trên thân, hoặc có 3 màu thì thường đó là rắn độc.
♦ Âm thanh: Một số loài rắn độc phát ra tiếng kêu xùy xùy như tiếng huýt gió, hoặc âm thanh lạch cạch (rắn chuông).
♦ Hành vi: Rắn độc thường bơi nổi trên nước, trong khi rắn lành chỉ nổi phần đầu.
♦ Mắt: Rắn độc có con ngươi (tròng mắt) hình dọc, trong khi rắn lành có con ngươi hình tròn.
Có nên hút độc rắn?
Các chuyên gia có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Một số cho rằng việc hút độc chỉ có hiệu quả trong vòng 15 phút đầu tiên sau khi bị rắn cắn. Nhưng một người thiếu kinh nghiệm thì khó mà hút độc ra được.
Một số ý kiến khác cho rằng việc hút độc có thể loại bỏ tới 50% độc tố, và không gây nguy hiểm cho người hút dù miệng của họ đang có vết thương nhỏ.
Rắn cắn là một tình trạng cấp cứu khá nguy hiểm. Do đó, biết được cách sơ cứu khi bị rắn cắn cho trẻ là rất cần thiết. Sau khi sơ cứu cơ bản, hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất nhé mẹ.
Xuân Thảo