4. Xuất hiện những tổn thương não bộ
Trẻ bị tổn thương vùng đầu thường dễ mắc chứng hay quên hơn những đứa trẻ khác. Những chấn thương này có thể là hậu quả của tai nạn xe cộ nào, những cú ngã nghiêm trọng khi tham gia một số môn thể thao hay khi chơi đùa. Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện đột ngột quên một điều gì, hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra ngay.
Một số lời khuyên để cải thiện chứng hay quên ở trẻ
Có nhiều phương pháp hữu ích để chữa chứng hay quên cho trẻ. Nếu nhận thấy con mình mau quên mọi thứ hoặc có dấu hiệu của ADHD (bệnh tăng động giảm chú ý), bạn có thể áp dụng một số mẹo Marry Baby đã gợi ý dưới đây:
1. Đưa trẻ đến một nơi yên tĩnh
Hãy thử cho con bạn một nơi yên tĩnh để học mà không bị gián đoạn bởi tiếng ồn, phiền nhiễu từ môi trường. Đảm bảo xung quanh bé chỉ nên có sự hiện diện của sách vở và đồ dùng học tập.
2. Cho trẻ học từng chút một
“Tích tiểu thành đại”, bạn có thể cho con học dần những gì cần nhớ. Chẳng hạn như khi trẻ học tiếng Anh, bạn có thể đưa ra số từ vựng để bé học mỗi ngày. Bạn nên phân loại từ vựng trong đó thành động từ hay tính từ để trẻ không bị rối khi học.
3. Làm cho trẻ hiểu được điều cần học
Nếu con mắc chứng hay quên, bạn cần giải thích cho bé hiểu thay vì yêu cầu trẻ phải nhớ ngay. Ví dụ, khi bé cần hiểu khái niệm bốc hơi, hãy cho trẻ quan sát một ly nước để yên trong 2 – 3 ngày. Còn nếu trẻ cần nhớ các phương trình toán học, hãy dùng hình ảnh hoặc các con số để minh học cụ thể.
4. Thực hành thường xuyên
Một mẹo hay để khắc phục tính đãng trí của trẻ là giúp bé thực hành một hoạt động thường xuyên để trẻ ghi nhớ sâu. Bạn có thể cho trẻ làm một bài kiểm tra thử trước bài thi thật sự vào hôm sau hay ôn lại bài tập về nhà đã làm cùng trẻ trước ngày quay trở lại trường cũng khá hữu ích. Nhờ thực hành thường xuyên, con bạn sẽ có thể nhớ mọi thứ mà không gặp khó khăn.