Bên cạnh những thực phẩm dinh dưỡng cần bổ sung, mẹ bầu cũng nên tránh một số loại thực phẩm nhất định. Bởi những thực phẩm bà bầu không nên ăn có thể là nguyên nhân sảy thai, thai chết lưu. Vậy mẹ không nên ăn gì khi mang thai? Chilux sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao cần lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn?
Những gì mẹ nạp vào cơ thể trước, trong thai kỳ và sau khi sinh đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, việc ăn đúng các loại thực phẩm, biết rõ loại thức ăn và đồ uống cần tránh, tập thể dục thường xuyên,… là điều quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Điều tốt nhất mẹ cần làm trong suốt thai kỳ chính là ăn nhiều thực phẩm lành mạnh. Nên ăn nhiều trái cây và rau củ có màu sắc khác nhau. Cần tránh những thực phẩm bà bầu không nên ăn bởi chúng có thể là nguyên nhân dẫn tới sảy thai, thai chết lưu hoặc dị tật ở trẻ. Đây là những hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và bé.
Ngoài ra, mẹ cũng cần phải tuân thủ an toàn thực phẩm trong suốt thai kỳ như:
- Tránh ăn các loại thịt, cá (bao gồm sushi), trứng sống chưa được nấu chín. Các loại nước trái cây hoặc sữa chưa được tiệt trùng, sốt mayonnaise và kem làm tại nhà, động vật có vỏ còn sống và phomai bị mốc.
- Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Nhiệt độ thích hợp từ 0 – 5 độ C. Cần tách riêng những thực phẩm sống và chín.
- Không sử dụng các chất có hại như thuốc không được chỉ định từ bác sĩ, ma tuý, cần sa, thuốc lá, rượu, bia,…
2. Danh sách những thực phẩm bà bầu không nên ăn
Mẹ bầu nên tránh và tuyệt đối tránh những thực phẩm sau để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh:
2.1. Những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
3 tháng đầu thai kỳ luôn là giai đoạn quan trọng nhất của thai nhi. Bởi đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành nên các cơ quan, các hệ thần kinh. Vì thế, chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ đặc biệt quan trọng, quyết định tới cân nặng và sự phát triển của trẻ sau này.
Hơn hết, 3 tháng đầu thai kỳ là thời gian mà mẹ phải đối mặt với rất nhiều tình trạng nguy hiểm như sảy thai, thai chết lưu. Vậy nên mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.
Rau mầm là thực phẩm mẹ cần tránh trong 3 tháng đầu mang thai
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các bác sĩ khuyến cáo thai phụ không nên ăn các loại thực phẩm như:
- Rau mầm: Các loại rau mầm như giá đỗ luôn tồn tại vi khuẩn trong hạt giống trước khi cây mầm lớn lên. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không được ăn sống loại rau này. Bởi khi các vi khuẩn xâm nhập được vào cơ thể có thể gây dị dạng cho thai nhi.
- Đồ muối chua: Dưa muối, cà muối,… thường được để lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ở giai đoạn vi sinh vật chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitrit, hàm lượng nitrit tăng cao rất có hại đến cơ thể.
- Những loại cá chứa thuỷ ngân: Trong cá và các loại hải sản có chứa nhiều protein. Tuy nhiên, một số loại cá như cá thu vua, cá ngừ, cá kiếm, cá kình,… và các loại cá lớn, nhiều tuổi sẽ chứa hàm lượng thuỷ ngân càng cao. Đây là những thực phẩm bà bầu nên tránh ăn.
- Các loại đồ uống: Trà thảo mộc, đồ uống có cồn, đồ uống có ga, cà phê,… không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ mà còn có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nguy cơ sảy thai cao.
Ngoài ra, một số loại rau củ như rau ngót, rau răm, củ dền, quả dứa,… đều là những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu để phòng ngừa nguy cơ sảy thai. Đây là những thực phẩm có chứa các chất kích thích co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.
2.2. Những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong 6 tháng thai kỳ tiếp theo
Qua giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi đã dần ổn định. Trong 6 tháng cuối, thai nhi sẽ tập trung phát triển cân nặng. Bên cạnh đó, triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần khi bước sang tháng thứ 4, giúp mẹ bầu cảm giác ăn ngon miệng hơn và thèm ăn vặt. Vậy nên trong 6 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa tăng cân quá mức, rối loạn đường huyết, tăng huyết áp gây nguy cơ tiền sản giật. Trong 6 tháng cuối thai kỳ này, cần chú ý tới một số thực phẩm bà bầu không nên ăn như.
a. Đồ ngọt
Khi mang thai, chức năng thải đường ở thận sẽ giảm. Nếu mẹ ăn đồ ngọt quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng đường trong máu tăng cao, thận phải làm việc quá tải và không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, hấp thụ quá nhiều đường cũng có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn tới khả năng sức đề kháng yếu đi, dễ mắc bệnh và nhiễm virus hơn.
b. Không ăn quá nhiều muối
Tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn mỗi ngày. Bởi vậy, nếu ăn đồ ăn quá mặn sẽ khiến nguy cơ mắc tăng huyết áp. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ. Để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 6g muối/ngày.
c. Các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao, đồ ăn sống tái
Các loại cá như cá thu, cá ngừ, cá kình hay các loại cá đóng hộp,… đều là những thực phẩm bà bầu không nên ăn bởi nó chứa hàm lượng thuỷ ngân cao. Nếu ăn thường xuyên sẽ khiến thuỷ ngân tích tụ trong cơ thể, gây tổn thương tới hệ thần kinh và sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu cũng không nên ăn các loại thịt, cá còn sống (sushi, bít tết,…) bởi chúng có chứa nhiều vi khuẩn như salmonella, toxoplasmosis, coliform,… gây ngộ độc.
d. Các loại thịt chế biến sẵn
Thịt nguội, giăm bông, xúc xích,… đều có nguy cơ chứa vi khuẩn listeria. Thai phụ sẽ có nguy cơ sảy thai cao khi nhiễm loại vi khuẩn này. Nếu muốn ăn, cần chế biến và nấu chín kỹ.
e. Gan động vật
Gan động vật chứa nhiều sắt và vitamin A. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, mẹ đã được bổ sung sắt và vitamin A từ các loại vitamin tổng hợp. Nếu thường xuyên bổ sung gan động vật vào bữa ăn hàng ngày sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa sắt và vitamin A, gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi, thậm chí là dị dạng thai nhi.
f. Các loại rau cần tránh cho bà bầu
Một số loại rau mẹ bầu cần tránh trong thai kỳ như:
- Rau sống: Chứa nhiều vi khuẩn e.coli, salmonella,… có nguy cơ gây ngộ độc
- Rau ngót: Chứa thành phần Papaverin khiến cổ tử cung co thắt, tăng nguy cơ bị sảy thai
- Khổ qua (mướp đắng): Chứa thành phần Monodicine, Quine,…. kích thích co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ bị sảy thai.
- Măng tươi: Chứa cyanide – một chất nguy hiểm với cơ thể. Mẹ bầu có thể bị ngộ độc nếu không loại bỏ được chất này trước khi ăn
g. Một số loại trái cây mẹ bầu cần tránh
Hoa quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhưng một số loại quả có thể gây ảnh hưởng tới bà bầu khi mang thai.
- Đu đủ xanh, dứa: Có chứa chất kích thích cơ trơn tử cung hoạt động, có thể gây sảy thai
- Nhãn, na: Chứa nhiều glucose, nếu ăn quá nhiều sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ và táo bón. Bởi vậy, thai phụ nên hạn chế ăn những loại quả có hàm lượng đường cao.
3. Lưu ý khi chọn thức ăn cho bà bầu trong 3 tháng đầu
Bên cạnh việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh những thực phẩm bà bầu không nên ăn. Mẹ bầu cũng cần chú ý thêm tới một số điều trong quá trình lựa chọn thực phẩm:
- Chia 3 bữa chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày
- Lựa chọn những loại thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hoá. Ăn tinh bột kết hợp protein từ thịt, uống sữa ít béo, ít đường vào các buổi sáng và tối hoặc các chế phẩm từ sữa đã được tiệt trùng
- Tránh ăn những thực phẩm khó tiêu hoá, nhiều chất béo
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu axit folic tự nhiên từ các loại rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,…
- Không ăn các loại thực phẩm chưa được nấu chín, thực phẩm tái, sống
- Nên ăn nhẹ các bữa giàu carbohydrat khoảng 15 – 20 phút trước khi ra khỏi giường như bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây sấy ít đường,…
- Cắt giảm đồ ngọt, đồ ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc bổ sung thêm nước từ các loại trái cây tươi, các món canh, súp,…
Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai. Cần tránh những thực phẩm bà bầu không nên ăn để phòng ngừa nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi,… Nếu mẹ chưa rõ mình cần phải bổ sung thêm các nhóm chất gì, khẩu phần ăn ra sao thì có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa Sản.