Kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh rất quan trọng mà bất kỳ ai cũng cần biết. Trong đó việc kiêng cữ sau sinh đóng vai trò quyết định đến sức khỏe phụ nữ sau này. Kiêng cữ sau sinh theo dân gian bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Hãy cùng Chilux tìm hiểu xem như thế nào là hợp lý để có được chế độ chăm sóc phù hợp nhất cho mẹ bỉm sữa sau sinh, bạn nhé!
1. Thời gian kiêng cữ sau sinh bao nhiêu là phù hợp?
Những kiêng cữ sau sinh là một thuật ngữ chỉ các hoạt động, việc làm mà mẹ bỉm sữa nên hạn chế làm sau khi sinh. Mục đích là nhằm hỗ trợ thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của người mẹ, giúp tránh được những vấn đề về hậu sản không mong muốn.
Chế độ kiêng cữ sau khi sinh cũng khó khăn gần giống như thời kỳ mang thai. Do đó ngoài sự cố gắng của người mẹ thì cũng cần thêm sự giúp đỡ từ người chồng và những thành viên khác trong gia đình.
Thông thường, thời gian kiêng cữ sau sinh theo dân gian của mẹ bỉm sữa sẽ dao động khoảng 100 ngày. Tương đương với hơn 3 tháng và tùy theo văn hóa từng vùng miền khác nhau. Điều này, có phần nào gây ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý cũng như đời sống sinh hoạt của người mẹ. Còn hiện nay, theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bỉm sữa chỉ cần kiêng cữ từ 30 – 40 ngày là có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
2. Kiêng cữ sau sinh theo dân gian và những điều cần biết
Sau khi sinh nở xong, cơ thể mẹ bỉm sữa sẽ có nhiều sự thay đổi, nhất là sức khỏe lại càng yếu. Chính vì vậy, kiêng cữ sau sinh theo quan niệm dân gian chính là khoảng thời gian lý tưởng và phù hợp để người mẹ có thể được nghỉ ngơi và hồi phục lại sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, kiêng cữ sau sinh theo dân gian còn giúp mẹ bỉm sữa tránh được nhiều bệnh sau này.
Vậy ở cữ kiêng những gì? Theo các bà, các mẹ, các chị thời xưa thì một số phương pháp kiêng cữ thường được áp dụng cho các mẹ sau khi sinh nở xong, đó là:
2.1. Kiêng tắm gội
Khoa học chứng minh, mẹ bỉm có thể tắm gội trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi sinh. Thế nhưng, điều này rất nguy hiểm đối với sức khỏe của người mẹ. Lý do là bởi, vừa mới sinh em bé xong, sức khỏe của các mẹ sẽ yếu hẳn đi và cực kỳ dễ nhiễm bệnh. Ví dụ, khi tắm, lỗ chân lông sẽ giãn ra, hấp thụ nước, làm tăng nguy cơ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, cảm lạnh…
Thay vào đó, các mẹ có thể sử dụng rượu gừng nghệ để lau toàn thân. Rượu gừng nghệ có công dụng vô cùng tuyệt vời trong việc làm sạch cơ. Không những vậy, chúng còn giúp người mẹ nhanh hồi phục các vết rạn da, giảm bớt vết thâm để làn da trắng sáng hơn.
Ngoài ra, nếu mẹ bỉm sữa vẫn cảm thấy khó chịu và muốn tắm bằng nước thì tốt nhất nên tắm trong phòng kín gió và sử dụng nước ấm tắm nhanh trong khoảng 5 – 10 phút. Việc này, cũng giúp hạn chế lây bệnh từ người mẹ sang trẻ sơ sinh.
2.2. Nhét bông gòn vào tai
Một trong những phương pháp kiêng cữ sau sinh theo dân gian phổ biến và nhiều người thường thấy chính là nhét bông gòn vào tai. Sở dĩ nên làm như vậy là để giúp người mẹ tránh bị giật mình, sẽ luôn cảm thấy yên tĩnh và thoải mái hơn khi nghỉ ngơi.
Hiện nay, nhiều ý kiến trái chiều nổ ra và cho rằng, việc nhét bông gòn là sai và thực sự không cần thiết. Thế nhưng, vẫn có khá nhiều người áp dụng để tránh những tác động bởi các ngoại âm bên ngoài, gây ảnh hưởng đến tinh thần cũng như khả năng hồi phục của các mẹ.
2.3. Hạn chế đi lại hay khom lưng và nên nằm nhiều
Nếu có dịp chăm sóc mẹ bầu sau khi sinh thì tốt nhất bạn nên để người mẹ được nghỉ ngơi từ 6 – 8 giờ sau khi vượt cạn thành công. Tuyệt đối không nên để các mẹ vận động, đi lại trong khoảng thời gian này. Vì việc nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp mẹ khỏe hơn, nhanh hồi phục hơn và hạn chế được những stress sau sinh.
Hơn nữa, theo quan niệm của kiêng cữ sau sinh theo dân gian, nghỉ ngơi điều độ cũng sẽ giúp lượng sữa của mẹ dồi dào hơn, đầy đủ dinh dưỡng cho em bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế dạng chân khi nằm, không vắt chéo chân. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng co bóp của tử cung hoặc khi hồi phục hoàn toàn, bộ phận cửa mình cũng sẽ không về được trạng thái ban đầu.
Ngoài ra, những cơn đau thắt lưng cũng có thể sẽ tìm đến mẹ sau sinh nở. Thế nên, người mẹ khi ngồi nên giữ lưng ở trạng thái thẳng, không khom lưng để hạn chế bị đau lưng.
2.4. Không làm việc nặng nhọc
Đây chính là kiêng cữ sau sinh theo dân gian quan trọng nhất mà mọi người nên biết để phòng tránh cho mẹ bỉm sữa. Các mẹ tuyệt đối không nên làm việc nặng sau khi vượt cạn xong. Vì làm việc nặng, cơ thể người mẹ sẽ phải gồng cơ bụng, làm cho vết mổ có thể ở bụng hay tầng sinh môn rồi tử cung bị hở và lâu lành hơn. Không những vậy, bạn có biết, vận động nặng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết và sa tử cung sau sinh?
2.5. Kiêng quan hệ tình dục
Như đã nói, sau khi vượt cạn, cơ thể của bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải cần ít nhất từ 4 – 6 tuần mới hồi phục được trạng thái ban đầu. Do đó, người mẹ nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này để tránh bị xuất huyết tử cung. Đồng thời, khiến cho các vết thương ở âm đạo hay tử cung khó lành hơn.
3. Những quan niệm sai lầm về kiêng cữ sau sinh theo dân gian
So với thời buổi hiện nay thì kiêng cữ sau sinh theo dân gian vẫn có những quan niệm sai lầm mà các mẹ cần cân nhắc, tham khảo kỹ càng trước khi thực hiện theo. Cụ thể:
3.1. Xem tivi, đọc sách gây mỏi mắt
Hiện tại, chưa hề có một nghiên cứu nào khẳng định việc xem tivi hay đọc sách trong khoảng thời gian ở cữ gây mỏi mắt và nhanh lão hóa về sau. Thế nhưng, sau sinh, người mẹ sẽ phải làm quen với rất nhiều công việc gắn với em bé như cho con bú, vệ sinh cho em bé… Vì thế, tốt nhất, các mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức lực. Nếu muốn xem tivi, đọc sách thì chỉ nên dừng ở mức độ vừa phải, không nên coi quá nhiều để tránh điều tiết mắt, tập trung lâu…
3.2. Kiêng nói nhiều
Một trong những kiêng cữ sau sinh theo dân gian thường vẫn hay bắt gặp ở nhiều nhà, đó là kiêng nói nhiều. Bởi theo các bà, các mẹ, các chị ngày xưa, nếu vừa mới sinh nở xong mà nói nhiều thì sẽ bị nói nhịu – nói lắp, nói líu cả lưỡi. Thực ra, mẹ bỉm sữa vẫn có thể giao tiếp bình thường với mọi người. Nhưng nhớ không nên nói lớn tiếng để tránh ảnh hưởng đến thanh quản hay hầu họng, gây tổn thương dây thanh âm.
3.3. Sau sinh cần tránh ăn đồ chua
Nhiều người chăm sóc mẹ bầu sau khi sinh cho rằng, mẹ bỉm sữa không nên ăn đồ chua để tránh bị trung tiện nhiều hoặc đề phòng em bé bú sữa bị tiêu chảy. Điều này, hoàn toàn không đúng. Các mẹ có thể ăn chua hoặc bổ sung vitamin C ở mức độ vừa phải. Nên tránh những thức ăn quá chua, quá mặn hoặc có tính hàn như ốc, cải chua, dưa muối…
Những thực phẩm có tính ấm thường được sử dụng để nấu trong các món ăn cho bà mẹ sau sinh đó là thịt kho tiêu, rau xanh, trái cây, nghệ, gừng…
3.4. Kiêng đi ra ngoài
Kiêng cữ sau sinh theo dân gian còn khuyên các sản phụ không nên đi ra ngoài mà luôn phải ở trong phòng kín gió. Nhiều người cho rằng, điều này là tốt nhưng đôi khi lại gây hại vì không đi ra ngoài luyện tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở bầu không khí trong lành thì cơ thể người mẹ sẽ yếu ớt hơn. Bên cạnh đó, việc ở trong phòng kín cửa sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển, có thể gây bệnh cho cả người mẹ lẫn em bé.
3.5. Nằm than hơ nóng
Mẹ bỉm sau khi vượt cạn thành công nên nằm hơ than để giúp ấm người và hạn chế nhiễm bệnh – quan niệm này hết sức cổ hủ. Bởi khi than cháy sẽ sản sinh nhiều khí CO2, gây độc cho cả mẹ lẫn con.
Có thể thấy, kiêng cữ sau sinh theo dân gian có rất nhiều quan niệm, phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, theo Chilux, các mẹ nên phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mình để lựa chọn cách kiêng cữ phù hợp với mình, tránh làm theo những quan niệm sai lầm phi thực tế lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mong rằng với những thông tin trong cẩm nang cho mẹ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về việc ở cữ sau sinh đúng cách. Để từ đó, giúp sức khỏe của mẹ bỉm sữa hồi phục nhanh chóng và luôn luôn khỏe mạnh.