Do đó, điều quan trọng là cha mẹ hiểu tác động của việc đặt áp lực đối với con. Đồng thời, cha mẹ cũng biết những cách thức khác giúp con khôn lớn, trưởng thành; mà không cần phải sử dụng áp lực cha mẹ áp đặt cho con cái.
Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ nguyên nhân cha mẹ áp đặt con cái, các hệ quả tiêu cực khi cha mẹ áp đặt con cái quá mức; và những cách thức cha mẹ có thể sử dụng thay vì gây áp lực cho con.
Nguyên nhân cha mẹ áp đặt con cái
Cha mẹ áp đặt con cái thường khiến trẻ cảm thấy căng thẳng về mặt cảm xúc. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc cha mẹ muốn con thành công trong học tập, đạt được những kỳ vọng của gia đình cũng như xã hội hay những tiêu chuẩn khác.
Nguyên nhân chính có sự áp đặt này là vì cha mẹ nào cũng mong muốn con hạnh phúc khi đạt được những mục tiêu trong học tập cũng như công việc sau này. Một nguyên nhân khác đến từ việc cha mẹ không đạt được các mục tiêu mình đã đề ra trước đó, nên vô tình truyền lại cho con cái những ước mơ tương tự. Kết quả của những hành động này thường gây ra nhiều hệ lụy lớn.
Hậu quả khi cha mẹ áp đặt con cái quá mức
Cha mẹ áp đặt con cái quá mức là khi cha mẹ kỳ vọng con tuân theo các quy tắc của mình mà không được hỏi lại hay thảo luận về những nguyên tắc đó. Thay vì lắng nghe con, họ thường có xu hướng kiểm soát và định hướng con phát triển theo kế hoạch đã định hướng sẵn.
Tuy nhiên, việc cha mẹ gây áp lực và áp đặt cho con cái chỉ khiến con sống cuộc đời mà cha mẹ mong muốn; và sẽ tiếp tục ép buộc con thực hiện ước mơ bị cấm đoán, dang dở của chính mình. Thậm chí, một số bậc phụ huynh trừng phạt trẻ một cách nghiêm khắc đến mức được coi là bạo hành trẻ em nếu con không nghe lời và tuân thủ.
Cha mẹ thường gây áp lực quá mức cho con là một trong những phong cách nuôi dạy con có tên là “Cha mẹ độc đoán” (Authoritarian Parents). Khi cha mẹ lạm dụng kiểu nuôi dạy con cái này quá mức; nó có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của con.