- Đối với trẻ sơ sinh: các bé trong lớp học Montessori có thể di chuyển xung quanh toàn bộ căn phòng để khám phá và lấy đồ vật.
- Đối với trẻ tiểu học: trẻ em di chuyển để rửa bàn; và đánh dấu các chữ cái bằng giấy nhám, đặt các mảnh bản đồ lớn bằng gỗ vào đúng vị trí.
- Đối với trẻ lớn hơn: các em sẽ thực hiện mệnh lệnh bằng lời nói được viết trên thẻ; vừa để biết mình có hiểu đúng ngữ nghĩa hay không; vừa trải nghiệm động từ đó.
>> Bố mẹ đọc thêm Điểm danh top 10 món đồ chơi cho bé trai 1 tuổi
2.2 Tự do lựa chọn (Choice)
Học sinh trong lớp Montessori được tự do lựa chọn công việc các em thích làm; miễn là các em cảm thấy có niềm cảm hứng. Khi trẻ sẵn sàng, các em có thể chuyển sang bất kỳ lĩnh vực nào khác các em quan tâm.
Việc trẻ được lựa chọn để thực hiện một hoạt động bất kỳ giúp thúc đẩy động lực bên trong của con (intrinsic motivation – đây là một nguyên tắc quan trọng trong phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi và sẽ được nói ở phần sau). Các em cũng sẽ chịu khó tương tác nhiều hơn với những tài liệu học tập được giao.
>> Bố mẹ đã biết về 10 tuần khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi chưa? Tìm hiểu ngay nhé!
2.3 Tư do khám phá sở thích (Interest)
Phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi tạo điều kiện để các em khám phá những gì con quan tâm nhất; và cho các em sự tự do để tìm hiểu sâu hơn về những gì các em cảm thấy quan trọng. Giáo viên trong lớp sẽ ghi nhận, lưu tâm những điều các em hứng thú; và tạo điều kiện cho các dự án, nghiên cứu giúp các em học thêm.
Khi học sinh được nghiên cứu các môn học mà các em say mê, điều này càng làm tình yêu học tập của các em trở nên sâu sắc.
2.4 Dạy trẻ khả năng tự lập (Intrinsic reward)
Lớp học ứng dụng phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi khuyến khích các con tự lập, tự quyết trong việc học; thay vì để các em chạy theo những động lực bên ngoài (extrinsic motivation) như điểm số, thành tích, bằng khen, v.v.
Các động lực bên ngoài tạo niềm hứng khởi, phấn khích ngay tức thì; nhưng hiếm khi có tác động lâu dài. Thậm chí những tác động đó chỉ là thoáng qua: trẻ có thể hành động tương ứng vào thời điểm đó; nhưng sự thay đổi này không mang tính lâu dài.
Giáo dục theo phương pháp Montessori khuyến khích động lực bên trong để giúp ích cho sự phát triển của trẻ. Các giáo viên đưa ra những phản hồi chân thực nhằm khuyến khích sự tự suy xét hơn là những lời khen ngợi suông. Các em học sinh cũng được thúc đẩy để suy nghĩ độc lập và tự định hướng. Kết quả sau cùng của phương pháp Montessori đó là nuôi dạy một đứa trẻ tự tin và ham học hỏi.