Lớp 1 là bước đệm quan trọng bố mẹ cần làm cho tương lai của bé, vì thế có nhiều bố mẹ hay lo lắng không biết nên chuẩn bị gì và bắt đầu cho bé học từ đâu. Đặc biệt là môn Tiếng Việt, ông bà ta thường có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Để giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc cách dạy con học lớp 1 ở nhà. Hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm về cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần ngay sau đây.
1. Bố Mẹ Cần Chuẩn Bị Gì Khi Dạy Trẻ Đánh Vần?
Đầu tiên bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước khi dạy trẻ lớp 1 đánh vần. Bé lớp 1 chưa thể có sự tập trung cao độ như các bé cấp 2, cấp 3. Do đó bố mẹ phải thật tâm lý, bình tĩnh và kiên nhẫn khi dạy con học. Cố gắng tạo cho con môi trường học thoải mái nhất và giúp trẻ cảm thấy tự tin, không cảm thấy bị áp đặt học tập. Nếu bố mẹ vẫn phân vân nên chuẩn bị gì cho bé vào lớp 1 thì việc đầu tiên chính là tâm lý cho bé.
Trước khi dạy con học lớp 1 các bậc phụ huynh cần ôn tập lại kiến thức của mình. Đồng thời xem lại và nắm thật kỹ các quy tắc về cách đánh vần để có thể hướng dẫn bé một cách chính xác nhất. Bố mẹ có thể xem cách dạy con học tiếng Việt lớp 1 ngay tại đây!
Cần chuẩn bị sách vở, bảng chữ cái, tập viết, bút chì cho bé. Bố mẹ có thể mua 2 quyển sách tiếng việt, một quyển để bé học ở nhà, một quyển để bé học trên lớp. Như vậy sẽ thuận tiện hơn cho bố mẹ khi dạy bé học thêm tại nhà. Ngoài ra mẹ có thể mua bảng treo tường để viết chữ lên và dạy con đánh vần từng chữ một.
2. Cách Dạy Trẻ Lớp 1 Đánh Vần Dễ Hiểu
2.1. Dạy bé làm quen mặt chữ
Đây là bước quan trọng nhất trước khi dạy bé tập đánh vần. Bố mẹ cần phải dạy cho bé nhớ hết các mặt chữ cái, dấu câu. Có thể mua các thẻ chữ, số kèm theo những hình ảnh và màu sắc bắt mắt để tạo hứng thú học cho trẻ.
Hình ảnh và màu sắc luôn khiến trẻ nhớ lâu hơn việc chỉ đọc bằng miệng. Khi dạy bé chữ cái nào, mẹ nên cho trẻ thực hành đọc to các chữ cái ấy để trẻ nhớ lâu hơn. Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần nhớ lâu là trẻ phải được luyện tập thường xuyên, học đi đôi với hành. Khi học từ mới mẹ nên hỏi lại trẻ các từ cũ để kiểm tra trí nhớ của trẻ.
2.2. Bắt đầu cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần bằng những chữ đơn giản
Trước khi dạy bé đánh vần những từ ghép phức tạp mẹ nên dạy bé từ những chữ cái đơn giản, gần gũi nhất với bé. Ví dụ: “ba”, “mẹ”, “ông”, “bà” , con “cá”… Những từ ngữ gần gũi này sẽ giúp bé dễ liên tưởng và tiếp thu nhanh hơn so với những từ ngữ xa lạ, không thông dụng khác.
2.3. Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm chữ viết của Tiếng Việt
Trong cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần dễ dàng, bố mẹ dạy nhận biết đặc điểm ngữ âm và đặc điểm của chữ viết tiếng Việt. Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là tiếng. Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết. Mỗi âm tiết có 3 yếu tố là âm đầu, vần và thanh điệu.
Ví dụ: Trong chữ “Khánh”
“Kh” là âm đầu
“anh” là vần
Ø là thanh sắc
Trong tiếng việt có:
- 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u ,ư, y
- 32 nguyên âm đôi được ghép từ các nguyên âm đơn: ai, ao, au, âu, ay, ây, eo, êu, ia, iê/yê, iu, oa, oă, oe, oi, ôi, ơi, oo, ôô, ua, uă, uâ, ưa, uê, ui, ưi,uo, uô, uơ, ươ, ưu, uy.
- 13 nguyên âm ba hay trùng tam âm: iêu/yêu, oai, oao, oay, oeo, uao, uây, uôi, ươi, ươu, uya, uyê, uyu
- 17 phụ âm trong tiếng Việt gồm: b, c, d, đ, g, h, j, l, m, n, p, q, r, t, v, x. Lấy lần lượt phụ âm ghép với nguyên âm đơn rồi thêm dấu và chỉ trẻ cách đánh vần đúng.
Ví dụ: ba, bá, bả, bạ,..
2.4. Phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc
Cần dạy trẻ phân biệt giữa tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái thật nhuần nhuyễn, đến khi nào trẻ không còn nhầm lẫn và đánh vần đúng thì mới chuyển sang phần tiếp theo.
Ví dụ chữ “b”, có tên gọi là “bê”, cách đọc là ‘bờ”
2.5. Dạy trẻ đánh vần qua các trò chơi bé thích
Như đã nói ở trên, trẻ nhỏ ở độ tuổi này thích các món đồ chơi hơn thích học chữ. Do đó mẹ có thể tận dụng tâm lý này để dạy trẻ đánh vần. Một cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả là bố mẹ sử dụng những món đồ chơi bé yêu thích để giúp bé học chữ nhanh hơn. Có thể dạy bé một số trò chơi ghép chữ như: Trò chơi ô ăn quan, trò chơi ô chữ bí mật,..Trong quá trình chơi, ba mẹ nên dành cho con những lời động viên, lời khen đúng lúc để con cảm thấy tự tin và thích thú nhé.
>> Xem thêm: Cách dạy toán lớp 1 cho trẻ dễ hiểu
3. Một Số Lời Khuyên Trong Cách Dạy Trẻ Lớp 1 Đánh Vần
3.1. Kiên nhẫn với bé
Mỗi đứa trẻ sẽ có một khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau. Giai đoạn này trẻ có thể vừa học vừa chơi nên rất khó để tiếp thu kiến thức nhanh và nhiều như người lớn mong muốn. Do đó, bố mẹ cần phải kiên trì và bình tĩnh với con. Khả năng tập trung vào giờ học của trẻ sẽ được tăng dần khi trẻ lớn hơn.
3.2. Không ép bé học
Trẻ ở độ tuổi này thường thích vui chơi, khám phá thế giới hơn là tập trung vào việc học. Vì vậy ba mẹ không cần phải đặt nặng vấn đề học tập và điểm số đối với con. Bé sẽ cảm thấy chán nản, mất hứng thú khi bị ép buộc quá nhiều. Hãy dạy bé đánh vần một cách từ từ sẽ hiệu quả và giúp con nhớ lâu hơn.
3.3. Thời gian dạy bé đánh vần mỗi ngày
Một trong những phương pháp dạy bé lớp 1 đánh vần hiệu quả nhất đó là cho bé thực hành mỗi ngày, mọi lúc mọi nơi. Không phải chỉ khi ở nhà hay trên bàn học mẹ mới có thể dạy bé tập đọc mà khi đi ra ngoài chơi, hay đi siêu thị,..mẹ vẫn dạy cho bé đánh vần được thông qua các biển quảng cáo, quần áo,… Việc luyện tập cho bé đánh vần thường xuyên như vậy sẽ giúp bé nhớ được từ lâu hơn.
– Dạy bé ngồi học đúng cách và đúng giờ giấc
Tư thế ngồi học ảnh hưởng đến chất lượng học tập và dáng người của bé rất nhiều. Tư thế ngồi học tác động đến khung xương, lồng ngực, bả vai, và cùng cột sống. Trẻ ngồi sai tư thế lâu ngày thì xương cột sống bắt đầu nhô lên, lưng gù và bụng phình ra trước. Do đó mẹ cần rèn luyện tư thế ngồi học đúng cho trẻ từ những ngày đầu tiên.
- Ngực không tựa vào thành bàn.
- Giữ cho lưng luôn thẳng, cột sống vuông góc với mặt bàn.
- Tránh gập cổ về phía trước.
- Lưng phải chạm vào phần tựa lưng của ghế.
- Hai tai phải nằm trên cùng mặt phẳng với hai vai để giữa cho đầu được thăng bằng.
- Khoảng cách từ mắt đến mặt bàn khoảng 25-30cm.
- Đặt vở đúng vị trí, thẳng với mép bàn. Muốn giữ vở không bị lệch thì tay trái trẻ cần xuôi theo chiều ngồi.
Ngoài ra, bàn học là một vật dụng ảnh hưởng rất nhiều đến tư thế ngồi học của bé. Bố mẹ cần có kinh nghiệm phân biệt các loại bàn học cho bé phù hợp với chiều cao của con. Để giúp con có một tư thế ngồi học đúng chuẩn và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, việc rèn luyện cho trẻ học tập đúng giờ giấc giúp trẻ có tinh thần tự giác và kỷ luật hơn ngay từ nhỏ.
Tham khảo: Bàn học chống gù chống cận loại nào tốt?
Với những cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần mà Chilux vừa chia sẻ phía trên. Chilux mong rằng những thông tin này có thể làm hành trang vững chắc cho bố mẹ trong giai đoạn dạy bé lớp 1 đánh vần. Công cuộc dạy học cho bé sẽ nhẹ nhàng hơn nếu bạn có sự quan tâm và trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc về cách nuôi dạy con trẻ.