Quá trình chăm sóc con yêu là một trong những điều tuyệt vời và ý nghĩa nhất trong cuộc sống, không ít ba mẹ lo lắng con mình không đủ chiều cao và cân nặng so với độ tuổi Vậy hãy cùng tìm hiểu cách thức giúp bé phát triển tối đa cân nặng chiều cao ba mẹ nhé.
Theo các nhà khoa học, tại mỗi một độ tuổi thì cơ thể bé có sự phát triển khác nhau
+ Trẻ mới sinh: Theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Mỹ, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm và bé gái là 33,8cm, Trung bình dài 50cm, nặng 3,3kg.
+ Chào đời – 4 ngày tuổi: Cân nặng của bé yêu giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
+ 5 ngày – 3 tháng tuổi: Trong suốt khoảng thời gian này, trung bình mỗi ngày bé yêu tăng khoảng 15 – 28g. Bé sẽ nhanh chóng đạt được mức cân nặng lúc sinh sau 2 tuần tuổi.
+ 3 – 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.
+ 7 – 12 tháng: Cân nặng của bé yêu sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Nếu bé bú mẹ, cân nặng của bé sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này. Trong giai đoạn này, bé yêu tiêu tốn rất nhiều calories vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã học bò, trườn, thậm chí là tập đi. Trước khi bé tròn 1 tuổi, chiều cao trung bình đạt khoảng 72 – 76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
+ 1 tuổi (tuổi tập đi): Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm.
+ 2 tuổi: Trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Lúc này, bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên.
+ 3 – 4 tuổi (tuổi mẫu giáo): Theo các chuyên gia, lúc này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, cụ thể là ở mặt, sẽ giảm đi nhiều. Lúc này, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó nên trông bé có vẻ cao ráo hơn.
+ 5 tuổi trở lên: Từ độ tuổi này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh. Bé gái thường sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành khi đến tuổi 17.
Sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được xem là điều vô cùng lý thú với nhiều thay đổi đáng ngạc nhiên. Bạn cần theo dõi sát sao sự tăng trưởng của trẻ, cả về cân nặng lẫn chiều cao để nhận biết những thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của con yêu.
Làm thế nào để trẻ phát triển tối đa chiều cao.
Theo một số nghiên cứu trên thế giới, chiều cao của trẻ thường chỉ chịu tác động bởi 5 yếu tố: Di truyền chiếm khoảng 23 %, Yếu tố dinh dưỡng chiếm 32 %, Môi trường sống15 %, Các yếu tố khác chiếm 10 % ( bệnh mãn tính, chăm sóc của ba mẹ, thói quen sống…), Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao chiếm 20 %.
20% con số không quá lớn, tuy nhiên hoàn toàn nằm trong tầm tay của các bậc phụ huynh. Nếu biết cách vận động và rèn luyện hợp lý, hệ nội tiết của trẻ sẽ hoạt động tốt hơn, kích thích yếu tố tăng trưởng GH, giúp tận dụng hết tiềm năng di truyền và tăng cường sự phát triển của tế bào xương, chiều dài xương. Nhờ đó, thể trạng của trẻ sẽ được tạo động lực tăng trưởng, sẵn sàng cho giai đoạn dậy thì sau này. (Nguồn sakuramontessori.com).
Theo các chuyên gia vận động các bài tập giúp phát triển chiều cao cho bé mà ba mẹ có thể hỗ trợ bé ngay tại nhà:
+ Duỗi thẳng cột sống vào mỗi sáng
+ Đu xà 5 phút mỗi ngày
+ Đứng bằng nửa bàn chân trên bậc cầu thang
+ Yoga
+ Đạp xe
+ Nhảy dây
Ngoài ra, ba mẹ có thể cho các con học vận động chuyên sâu với các chương trình như Ready Steady Go Kids để bé được các huấn luyện viên phát triển đầy đủ các kỹ năng vận động thô, vận động tinh… giúp phát triển tối đa chiều cao, cân nặng của các bé.