Trẻ lo lắng về chuyện nho nhỏ nào đó. Chính điều này tác động đến giấc ngủ của bé khiến trẻ sợ phải ngủ một mình.
Mọi chuyện diễn ra thế nào?
Trẻ vẫn đi ngủ trong khoảng thời gian quy định như mọi ngày mà không thể hiện bất kỳ sự khó chịu nào. Nhưng bạn có thể nghe thấy tiến động nho nhỏ từ trong phòng. Bé trở mình liên tục, thức giấc nhiều giờ sau đó. Điều này cũng tương tự như khi bạn có chuyện gì phải suy nghĩ, thức dậy vào nửa đêm và không muốn tự mình trở lại.
Giúp bé thế nào?
Bước vào phòng và trò chuyện với bé rằng dù có chuyện đã xảy ra trong ngày chăng nữa thì cũng cần phải ngủ ngon ngày mai mới giải quyết tốt hơn được. Không có gì phải quá lo lắng. Nhớ để trẻ vẫn nằm trên giường khi bạn nói những điều này.
Ngày hôm sau, cha mẹ hãy suy nghĩ kỹ về những vấn đề có thể khiến bé mệt mỏi. Có thể chiều hôm trước bé đã gây lộn với bạn hàng xóm, hoặc ở trường mẫu giáo bị cô phạt hay chơi đùa quá trớn với anh/chị em của mình. Cố hắng làm những gì bạn có thể để hỗ trợ bé vượt qua căng thẳng.
Bé tìm kiếm sự chú ý
Chuyện gì đang xảy ra?
Cái gọi là nỗi sợ khi ngủ một mình thực ra chỉ là hành vi tìm kiếm sự chú ý từ cha mẹ của bé.
Mọi chuyện diễn ra thế nào?
Mặc dù trẻ không muốn bạn rời đi và để bé lại một mình trong phòng. Bé lý giải rất nhiều lý do về nỗi sợ hãi nhưng chỉ cần nghe tiếng bước chân mẹ quay trở lại là trẻ vui vẻ và muốn cha mẹ tham gia một trò chơi nho nhỏ nào đó ngay lập tức.
Giúp bé thế nào?
Hãy cố gắng kiểm soát tình thân ngay lúc này. Ví dụ như cố gắng phớt lờ khi trẻ nhắn nhủ “Mẹ ơi, con không muốn ngủ một mình – và nếu bạn cảm thấy phải đi gặp hãy nói chuyện ngắn gọn, kết thúc nhanh để đưa bé đi vào giấc ngủ.
Ngoài ra, dành cho bé sự chú ý đặc biệt mỗi buổi sáng thức dậy. Nói rằng “Mẹ cảm thấy rất vui và tự hào khi con có thể tự ngủ một mình. Con đã mạnh mẽ như một chú rồng rồi nè!”