Một Kim Quy nỏ thần
Hai Bà Trưng khởi nghĩa
Ba lần thắng Nguyên – Mông
Bốn phương trời Đất nước
Năm cánh sao Tổ quốc
Sáu chữ vàng cờ thêu
Bảy năm triều nhà Hồ
Tám ông vua thời Lý
Chín năm một Điện Biên
Mười cô gái Đồng Lộc
Đếm từ trang sử học
Đếm ra quê hương mình…
1.4 Bài thơ học toán số 4: “Chữ số và sự vật”
1 ông mặt trời đỏ
2 cánh buồm nâu tươi
3 đầu rau bắc nồi
4 chân giường chân ghế
5 múi khế chín vàng
6 người ăn một cỗ
7 sắc cầu vồng vẽ
8 cẳng cua đi ngang
9 bậc lên cầu thang
10 ngón bàn tay vỗ
Đếm từ bàn tay mình
Đếm ra ngoài cửa sổ…
1.5 Bài thơ bé học toán số 5: “Số 0 tinh nghịch”
Trong dãy số tự nhiên
Số 0 vốn tinh nghịch
Cậu ta tròn núc ních
Nhưng nghèo chẳng có gì…
Thêm đuôi bỗng phát “phì”
Số không thành số chín
Treo ngược lên mà đếm
Số chín rơi mất ba,
Chơi “chồng nụ chồng hoa”
Hai số không thành tám
Chống gậy đi thăm bạn
Số không hóa số mười.
>> Cha mẹ có thể xem thêm: Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh, giàu cảm xúc và tự tin vào chính mình
2. Bài thơ bé học toán cho học sinh tiểu học
2.1 Bài thơ bé học toán số 1: “Tìm trung bình cộng 2 số”
Để tìm được số trung bình
Tổng các số hạng, nào mình tính ra.
Số trung bình cộng sẽ là
Tổng chia đầu số (*), chúng ta cùng làm.
(*) Đầu số: số lượng các số hạng
2.2 Bài thơ bé học toán số 2: “Tính vận tốc – Quãng đường – Thời gian”
Bạn ơi vận tốc tính sao?
Quãng đường mình lấy chia vào thời gian.
Quãng đường để tính, cần làm
Ta mang vận tốc, thời gian nhân vào.
Còn thời gian tính thể nào?
Quãng đường, vận tốc chia vào cho nhau.
2.3 Bài thơ bé học toán số 3: “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của chúng”
Muốn tìm số bé thì cần
Tổng trừ đi hiệu, hai phần chia ra.
Muốn tìm số lớn thì ta
Lấy tổng cộng hiệu, chia ra hai phần.
Tìm được một số thị cần (**)
Lấy tổng trừ nó để lần số kia.
(**): Sau khi tìm được số lớn hoặc số bé ta lấy tổng trừ nó để tìm số còn lại, cách này nhanh hơn.
2.4 Bài thơ bé học toán số 4: “Cộng, trừ, nhân, chia phân số”
Nếu cha mẹ đang muốn dạy bé cộng trừ nhân chia; đây là bài thơ cho bé học tính toán.
Cộng hai phân số với nhau
Mẫu cùng: tử trước tử sau cộng vào
Nếu mà khác mẫu thì sao?
Quy đồng mẫu số, cộng vào như trên.
Mẫu chung ta phải giữ nguyên
Rút gọn (nếu có) chớ quên bạn ạ
Trừ hai phân số thì ta
Giống như phép cộng thay là trừ thôi
Nhân hai phân số biết rồi.
Tử trước tử sau bạn ơi nhân vào
Tiếp tục hai mẫu nhân vào
Rút gọn (nếu có) thế nào cũng ra.
Chia hai phân số sẽ là
Phân số thứ nhất chúng ta nhân cùng
Số chia đảo ngược là xong.
Bạn làm tốt nếu thuộc lòng đó nha.
>> Cha mẹ có thể xem thêm: Lợi ích khi mẹ kể chuyện cho bé nghe và 9 câu chuyện ý nghĩa cho bé
2.5 Bài thơ học toán số 5: “Tính chu vi”
Chu vi tam giác thế nào?
Độ dài ba cạnh cộng vào ra ngay.
Chu vi hình vuông thật hay
Một cạnh nhân bốn ra ngay tức thì.
Chu vi chữ nhật khó chi?
Dài đem cộng rộng, rồi thì nhân hai.
Chu vi hình thoi rất tài
Một cạnh nhân bốn chẳng sai đâu mà.
Chu vi bình hành sẽ là
Độ dài hai cạnh kề ta cộng vào
Nhân đôi xem đúng không nào?
Cứ làm như vậy lẽ nào chẳng ra?
Chu vi hình tròn quanh ta
Ba phẩy mười bốn là ta lấy tròn
Nhân hai chưa đủ mà còn
Đem nhân bán kính đường tròn như ai.
Cách tính chu vi chẳng sai
Cùng một đơn vị – khen ai khéo tìm!
>> Cha mẹ có thể xem thêm: Những mẩu truyện cổ tích để kể chuyện cho bé ngủ ngon
2.6 Bài thơ học toán số 6 cho bé tiểu học: “Tính chu vi – Diện tích – Thế tích”
Muốn tính diện tích hình vuông
Cạnh nhân chính nó vẫn thường làm đây
Chu vi thì tính thế này
Một cạnh nhân bốn đúng ngay bạn à.
Diện tích tam giác sao ta
Chiều cao nhân đáy chia ra hai phần.
Diện tích chữ nhật thì cần
Chiều dài, chiều rộng ta đem nhân vào
Chu vi chữ nhật tính sao
Chiều dài, chiều rộng cộng vào nhân hai.
Bình hành diện tích không sai
Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm.
Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào
Xong rồi nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào chẳng ra.
Hình thoi diện tích sẽ là
Tích hai đường chéo chia ra hai phần
Chu vi gấp cạnh bốn lần.
Lập phương diện tích toàn phần tính sao
Sáu lần một mặt nhân vào
Xung quanh nhân bốn thế nào cũng ra
Thể tích ta sẽ tính là
Tích ba lần cạnh sẽ ra chuẩn liền.
Hình tròn, diện tích không phiền
Bán kính, bán kính nhân liền với nhau
Ba phẩy mười bốn nhân sau
Chu vi cũng chẳng khó đâu bạn à
Ba phẩy mười bốn nhân ra
Cùng với đường kính thế là xong xuôi.
Xung quanh hình hộp dễ thôi
Tính chu vi đáy xong rồi nhân ra
Cùng chiều cao nữa thôi mà
Thể tích hình hộp chúng ta biết rồi
Tích ba kích thước mà thôi
Để giải hình tốt bạn ơi thuộc lòng.
2.7 Bài thơ học toán số 7: “Xem đồng hồ”
Bé chưa biết xem đồng hồ? Cha mẹ đọc ngay bài thơ cho bé học toán sau đây!
Kim dài chỉ số mười hai (12)
Sẽ là giờ đúng, chẳng sai đâu mà.
Nếu kim dài “chạy quá đà”
Mười hai (12) đến (6), gọi là giờ hơn.
Quá sáu (6), sít mười hai (12) luôn
Ta gọi giờ kém như thường bạn nha.
Hai số liền nhau tính ra,
Khoảng cách năm phút, chúng ta nhớ liền.
Xem giờ kim ngắn trước tiên,
Kim dài kết hợp, biết liền thời gian.
>> Cha mẹ có thể xem thêm: Tổng hợp những truyện ngắn thiếu nhi hay mẹ nên mua về cho bé
Một mình học những bài toán thông thường trong sách vở có thể khiến bé dễ chán. Cha mẹ hãy cùng bé luyện tập những bài thơ trên để nhân đôi hiệu quả việc học toán của con nhé!