Hãy để con được gắn bó với nguồn gốc của mình ở cả hai bên nội và ngoại. Bạn cũng có thể chọn cho con cái tên nổi bật như tên sinh đôi cho bé gái Như và Ý.
>> Mẹ có thể tham khảo: Sinh đôi cùng trứng và những điều chị em cần biết
3. Cân nhắc tính thực tế
Dù đặt tên con sinh đôi sao cho con có tên ý nghĩa tuyệt vời nhưng bạn hãy cân nhắc đến tính thực tế. Nếu chúng quá dài hoặc quá khó đọc, bạn không nên chọn. Hãy ưu tiên lựa chọn những cái tên ngắn, dễ phát âm. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn đặt tên thật dài, bạn có thể đặt thêm biệt danh riêng cho từng bé.
4. Ưu tiên những cái tên dễ đọc
Khi ưng ý một cặp tên, bạn hãy đọc to và lắng nghe cẩn thận. Những cái tên này có vần điệu với nhau hoặc khiến người lớn không thể nói trôi chảy không? Các con và bạn sẽ phải phát âm cái tên đó rất nhiều lần trong đời. Vì vậy, bạn nên chú ý và chọn những cặp tên dễ đọc cùng nhau.
5. Cẩn thận khi đặt tên cho bé sinh đôi 1 trai 1 gái
Nếu chọn những cái tên trung tính, không phân biệt được giới tính cho cặp sinh đôi (ví dụ như An, Ân), bạn bè và giáo viên của bé sẽ bối rối. Lúc này, bé gái đặt tên con gái (Cúc, Đào, Thu…), còn tên sinh đôi cho bé trai như (Hùng, Quốc, Phát…).
>> Mẹ có thể tham khảo: Những điều thú vị về các cặp sinh đôi khác trứng
6. Đặt tên cho bé sinh đôi khác biệt
Trong thực tế, 2 em bé song sinh nhà bạn có thể khiến những người khác ấn tượng hơn nhiều nếu như tên của hai con là hai cái tên nghe có vẻ hoàn toàn khác biệt nhau.
Do đó, nếu như 2 em bé song sinh nhà bạn giống hệt nhau, tại sao bạn không nghĩ tới phương án đặt tên này nhỉ? Điều này sẽ giúp người khác và ngay cả những người trong gia đình bạn có thể phân biệt chúng một cách dễ dàng và không bị nhầm lẫn với nhau.