Vào những thời điểm giao mùa độ ẩm trong không khí tăng cao, thời tiết thay đổi đột ngột, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn gây bệnh tấn công tới cơ thể con người. Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất vì hệ miễn dịch chưa được hoàn chỉnh, sức đề kháng thấp. Do đó phụ huynh cần trang bị những kiến thức về các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa cũng như cách phòng tránh bệnh tốt nhất cho con.
Dưới đây là 5 tips giúp hot mom Trinh Phạm bảo vệ sức khỏe cho con trong thời tiết giao mùa, giúp phòng bệnh và điều trị các bệnh hô hấp cho con tại nhà, các mẹ tham khảo nhé.
1. Tích cực tăng sức đề kháng
– Bổ sung hàng ngày cho con các loại sữa chua, men tiêu hoá, rau củ, trái cây giàu vitamin C (cải bó xôi, súp lơ, cam quýt, bưởi, nho, kiwi…).
– Làm lê hấp với 1 ít một ong cho con ăn khi bắt đầu chớm ho hay đau họng – mẹo này mình hay áp dụng cho Bơ hôm trước hôm sau thôi là thấy đỡ liền luôn!
2. Vệ sinh mũi, họng thường xuyên
– Mùa này các mẹ có thể dùng xịt mũi hàng ngày để tránh con bị khô mũi, còn nếu mũi nhiều thì tích cực rửa mũi là tốt nhất. Các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối truyền để rửa. Tuy nhiên, cần lưu ý với trẻ nhỏ, việc sử dụng xịt, rửa mũi nên có tư vấn của bác sĩ để tránh làm tổn thương niêm mạc trẻ.
3. Khi con chớm ho
Đối với bé từ 1 tuổi chớm ho có thể xịt họng bằng loại keo ong hoặc betadine dạng chuyên cho họng. Bé lớn nữa thì xúc họng bằng nước muối hồng (không dùng muối trắng). Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
4. Chú ý lọc không khí và cân bằng độ ẩm trong không gian sống
– Độ ẩm cao cũng là môi trường lý tưởng nuôi dưỡng sản sinh nhanh chóng vi khuẩn gây hại (nhất là Hà Nội mùa nồm có khi lên tới 80- 90%) nên rất cần máy tạo ẩm và hút ẩm trong nhà (để mức ẩm không quá 60%).
– Với nhà ai ở Sài Gòn thì phải dùng máy lạnh thường xuyên có thể thay thế máy hút âm bằng cách đặt cái thau chứa nước để trong phòng ngủ để tránh làm khô da bé nha.
5. Giữ gìn không gian sống sạch sẽ
Quan trọng nhất đó là tích cực dọn dẹp không gian sống, thay ga giường mỗi tuần, và xử lý chặn đầu ngay khi con có dấu hiệu mũi họng để có thể nói không với phế quản và phổi.
Ngoài ra, để phòng bệnh giao mùa cho trẻ, cha mẹ cần cho con tiêm phòng đầy đủ. Trẻ nên được tiêm cúm 1 năm/lần. Bệnh cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp, hiệu quả của tiêm ngừa đạt 96 – 97%. Trẻ được tiêm ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ngắn hơn trẻ không được tiêm ngừa. Còn tiêu chảy cấp do Rotavirus thường gặp nhất gây bệnh cảnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, liều đầu tiên được uống vào thời điểm 2 tháng tuổi.