Cách dạy con của người Việt Nam và người Do Thái có nhiều điểm chung và khác biệt.
Điểm chung:
- Cả hai dân tộc đều coi trọng giáo dục và khuyến khích con cái học tập. Gia đình và vai trò của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái cũng được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, truyền thống văn hóa và đạo đức cũng được chú trọng ở cả hai dân tộc.
Điểm khác biệt:
Người Do Thái Người Việt Nam Coi trọng giáo dục trí tuệ, họ dạy con học chữ từ rất sớm và khuyến khích con đọc sách, học hỏi Thường chú trọng vào giáo dục đạo đức và kỹ năng sống Khuyến khích con tự lập bằng cách tự làm việc nhà, tự giải quyết vấn đề và chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Có xu hướng bao bọc con quá mức, khiến con trở nên ỷ lại và phụ thuộc Thường xuyên khen ngợi và động viên con để trẻ cảm thấy tự tin và có động lực phát triển bản thân. Chủ yếu khen ngợi con dựa trên cảm xúc và kết quả đạt được. Lắng nghe, tôn trọng suy nghĩ và cảm xúc của con Thường coi con cái là “cái bóng” của mình và áp đặt ý kiến của mình lên con.
Nguyên tắc trong cách dạy con của người Do Thái
1. Không sử dụng từ ngữ tiêu cực
2. Thường xuyên khen ngợi, động viên trẻ
Cha mẹ người Do Thái thường khen ngợi và động viên con từ khi còn bé, thậm chí khi trẻ chưa hiểu ngôn ngữ. Mọi thành tựu nhỏ của trẻ đều được đánh giá và khích lệ, đặc biệt là trước nơi đông người, giúp trẻ phát triển lòng tự tin và hãnh diện. Điều này khuyến khích trẻ tăng cường lòng tự trọng, kích thích năng lượng và tinh thần làm việc có trách nhiệm ở trẻ.
3. Dạy trẻ coi trọng giáo dục
Người Do Thái dạy trẻ quý trọng sách vở và học tập chăm chỉ để có kiến thức uyên bác. Cha mẹ luôn khích lệ con tự học và nắm bắt kiến thức, không chỉ qua sách vở mà còn qua trải nghiệm giao lưu và học hỏi trong cuộc sống hàng ngày.