“Thật đáng ngạc nhiên”
Bức tranh vừa vẽ của bé cưng có thể không đẹp như mẹ muốn nhưng là một kiệt tác theo cách nghĩ của bé. Trẻ sẽ luôn cảm thấy rằng đó là một sáng tạo tuyệt vời của bản thân và muốn chia sẻ điều này với cha mẹ. Chính sự nhiệt tình của mẹ sẽ kích thích sự sáng tạo của bé trong tương lai.
“Con xin lỗi”
Không cứ là trẻ nhỏ, cha mẹ cũng phạm sai lầm dễ dàng như bất cứ ai khác. Nếu trẻ vô tình mắc lỗi cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu rằng biết xin lỗi là sự thừa nhận trung thực và trẻ không phải là người duy nhất phạm sai lầm. Điều này sẽ giúp khuyến khích sự trung thực của bản thân.
“Làm ơn giúp…”
Bạn muốn bé cưng học cách cư xử lịch sự trong tương lai thì một trong những chiến lược tốt nhất là bản thân cha mẹ phải là một ví dụ điển hình mỗi ngày.
Khi cần giúp đỡ, bạn nói “làm ơn giúp…” với đứa con hai tuổi của mình là lúc dạy cho trẻ một kỹ năng xã hội rất quan trọng mà ngay sau đó trẻ sẽ bắt đầu sử dụng với những bạn bè của mình.
“Con thử chọn nhé!”
Bé 2 tuổi đã có thể đưa ra những suy nghĩ độc lập của bản thân, dù rằng trẻ vẫn phụ thuộc vào cha mẹ ở mức độ nào đó nhưng bạn cần dạy bé học cách đứng trên đôi chân của mình. Bắt đầu bằng cách cho bé những lựa chọn đơn giản, chẳng hạn như liệu bé có nên mặc áo phông màu xanh hoặc đỏ hôm nay không?
“Con có thể làm được”
Bé phải đối mặt với những thách thức trong suốt cuộc đời và phải can đảm giải quyết mọi vấn đề với kinh nghiệm của bản thân. Cha mẹ có thể tăng sức mạnh niềm tin bằng cách động viên trẻ rằng con có thể làm được bằng cách cố gắng hết khả năng. Niềm tin của gia đình nâng cao sự tự tin của trẻ, tăng sự sẵn sàngđể thử, và giúp trẻ đẩy những nghi hoặc sang một bên.
Cách dạy trẻ 2 tuổi không có công thức chung, chắc chắn là như vậy bởi mỗi cây mỗi hoa mỗi đứa trẻ một tính cách. Cha mẹ là người hiểu con cái nhất và sẽ biết được thời điểm nào cần động viên, khi nào cần nghiêm khắc. Quan trọng là tự tin vào cách dạy con của chính mình, mẹ nhé!